Ai cũng biết thế giới đang “phẳng” hơn bao giờ hết. Và ai cũng biết “Học gì để thành công trong thời đại 4.0 và chuyển đổi số” đầy cạnh tranh.

Nhưng giữa “biết” và bắt tay vào thực hiện là cả một quãng dài với nhiều bạn trẻ. Là nguồn lao động tương lai, bạn sẽ chiến thắng và làm chủ hay thất bại và bị những trí tuệ nhân tạo đào thải, tất cả phù thuộc vào sự chuẩn bị từ lúc này.

Tiếng Anh ngôn ngữ của “Thế giới phẳng”

Mới đây, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã “gây bão” với phát ngôn tại hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành Giáo Dục 2020: “Mỗi người cần biết ba ngôn ngữ trong thời đại 4.0: thành thạo tiếng mẹ đẻ, tiếng Anh và ngôn ngữ lập trình. Tiếng mẹ đẻ để giữ gìn văn hóa, truyền thống; tiếng Anh để hội nhập quốc tế và ngôn ngữ lập trình coding để giao tiếp với người máy”.

Quả thật, thị trường lao động vốn đã gay gắt bởi sự cạnh tranh giữa người với người, thì nay chúng ta còn phải cạnh tranh thêm với cả robot có trí tuệ nhân tạo cùng những tính năng có thể thay thế con người, thậm chí còn tối ưu hơn như khả năng tính toán, phân tích, ghi nhớ và sức lao động bền bỉ, năng suất cao. Điều này đòi hỏi chúng ta phải “khôn” hơn, nhiều kỹ năng hơn, tích lũy tri thức ở tầm cao hơn, đặc biệt là khả năng ứng dụng công nghệ và sử dụng ngôn ngữ. Rõ ràng, bạn không thể là một công dân toàn cầu sẵn sàng vượt “ao làng” để dấn thân “biển lớn” nếu không giỏi tiếng Anh. Bạn càng không thể nghĩ đến thăng tiến hay thành công nếu không thể giao tiếp nhiều hơn một ngôn ngữ. Giỏi kiến thức chuyên môn thôi là chưa đủ, bạn mãi mãi chỉ là một nhân viên hoặc quản lý cấp trung. Giỏi chuyên môn và giỏi cả tiếng Anh bạn mới có thể leo lên vị trí “chỉ dưới một người nhưng trên vạn người”.

CMCN 4.0 sẽ thay đổi bức tranh của thị trường lao động. Ảnh: Internet

CMCN 4.0 sẽ thay đổi bức tranh của thị trường lao động. Ảnh: Internet

Thực tế cho thấy, Việt Nam có nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng nhân lực còn thua xa các nước láng giềng Thái Lan, Singapore về các kỹ năng mềm như giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, khả năng giao tiếp tiếng Anh. Theo đánh giá của Total Workforce Index, Việt Nam chỉ có 5% nhân sự có thể sử dụng tiếng Anh lưu loát. Và một điều đáng “báo động” là tiếng Anh của giới trẻ ngày càng giảm sút, trượt từ xếp hạng trung bình xuống thấp trong 3 năm liên tiếp. Theo Tổ chức giáo dục EF Education First, chỉ số thông thạo tiếng Anh của Việt Nam xếp hạng 65/100 nước năm 2020. Đây chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho giới trẻ, những ai vẫn đang còn “lơ mơ” chưa nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh trong “thế giới phẳng” này.

Nghe tiếng Anh như “vịt nghe sấm”, lý do vì đâu?

Rõ ràng, chúng ta được học tiếng Anh từ rất sớm. Nhưng 12 năm trên ghế nhà trường, chúng ta chỉ chú trọng vào cách học đối phó các kỳ thi, chứ không phát  triển đều 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết.  Chúng ta xem động lực học tiếng Anh là vì điểm số mà quên mất bản chất của học ngoại ngữ là để giao tiếp và sử dụng như ngôn ngữ thứ 2. Từ vựng và ngữ pháp vững nhưng vẫn gặp khó khăn khi giao tiếp trong ngữ cảnh thực tế. Điểm thi cao nhưng nghe tiếng Anh như “vịt nghe sấm”, giao tiếp với người nước ngoài thì ấp úng, sợ sai,… những điều này chẳng phải chúng ta đã và đang vấp phải?

Phương pháp “đọc chép” khiến việc học tiếng Anh trở nên nhàm chán và kém hiệu quả.  Ảnh NIIE

Phương pháp “đọc chép” khiến việc học tiếng Anh trở nên nhàm chán và kém hiệu quả.  Ảnh NIIE

Càng học lên hay tiếp xúc trong môi trường học tập và làm việc quốc tế, bạn sẽ thấy bởi khoảng cách giữa phương pháp học, điểm số và nhu cầu thực tế là một quãng xa. Việc học cũng không đơn thuần là theo cấu trúc sẵn rập khuôn “Hello, how are you” – “I’m fine thank you, and you?” mà cần học đa nguồn, đa nền tảng, đa phương tiện. Học ngoại ngữ nếu chỉ giao tiếp “sơ sơ” một tuần vài lần, lâu lâu đọc một mẩu news “chém gió” hay viết status “so deep” để “lòe” tiếng Anh trên mạng xã hội thì chẳng khác gì “cưỡi ngựa xem hoa”. Chúng ta cần “phơi nhiễm” tiếng Anh mọi lúc mọi nơi thì mới có thể sử dụng thuần thục và linh hoạt.

Học tiếng Anh ở Đại học có gì hay?

Theo khảo sát của EF về trình độ tiếng Anh của Việt Nam, một điều đáng buồn là nhóm bạn trẻ độ tuổi từ 18-20 vốn được coi là có nền tảng ngôn ngữ vượt trội hơn so với thế hệ 8x, 9x do sớm được tiếp cận và học tập trong môi trường tiếng Anh lại có chỉ số đánh giá thấp nhất, thấp hơn cả nhóm tuổi từ 40 trở lên. Điều này càng nhấn mạnh vai trò của các trường Đại học trong việc phát triển khả năng ngôn ngữ. Vậy học tiếng Anh ở Đại học cần khác biệt như thế nào?

Thầy Rok Pintar, giảng viên chương trình Tiếng Anh chuyên ngành của Viện Đào tạo Quốc Tế NTT (NIIE) thuộc trường Đại học Nguyễn Tất Thành chia sẻ “Dạy tiếng Anh muốn hiệu quả thì trước tiên phải “tiết chế” các phương pháp giảng dạy truyền thống. Sách vở cần được “trẻ hóa” bằng hệ sinh thái video, sitcom theo các chủ đề trending. Ưu tiên các hoạt động nhóm, bài tập tương tác để các em có thể trao đổi, thảo luận và “tắm mình” trong tiếng Anh nhiều nhất có thể. Với lợi thế về công nghệ, các em có thể sử dụng đa phương tiện để truy cập các kho kiến thức và nền tảng khác nhau, kết hợp với công nghệ AI và một số App chất lượng thực hành tiếng Anh một dễ dàng, nhanh chóng và tiện dụng hơn.”

Một môi trường tiếng Anh tốt sẽ đẩy mạnh tối đa khả năng ngôn ngữ của sinh viên. Ảnh: NIIE

Một môi trường tiếng Anh tốt sẽ đẩy mạnh tối đa khả năng ngôn ngữ của sinh viên. Ảnh: NIIE

Thầy cũng cho biết thêm Viện Đào tạo Quốc tế NTT (NIIE) vừa qua đã áp dụng thành công hệ thống học online LMS và Google Meet trong giai đoạn nghỉ học do Covid-19. Hệ thống LMS cho phép giảng viên và sinh viên tương tác, trao đổi thông tin, truy cập tài liệu học tập và dễ dàng đánh giá được năng lực của từng sinh viên qua từng giai đoạn cụ thể. Như vậy, ngay cả những thời điểm không học trực tuyến thì sinh viên vẫn chủ động trao dồi kiến thức, làm bài luận với sự hướng dẫn liên tục từ các giảng viên thông qua các ứng dụng công nghệ.

Nói đến việc học tiếng Anh tại Đại học, bạn Dương Thanh Hậu – Chủ nhiệm CLB tiếng Anh của NIIE cho biết “Trường mình đào tạo song song 2 chương trình chuyên ngành và tiếng Anh. Ban đầu cứ ngỡ học “double” như vậy sẽ vất vả, nhưng hóa ra rất vui và “chill”. Bài học không chỉ gói gọn trên sách vở, mà bọn mình học qua những chuyến đi trải nghiệm thực tế, các buổi workshop hay trong quá trình vận hành CLB tiếng Anh với hơn 300 thành viên cùng vô số các hoạt động vui – học khác. Những điều này đã trui rèn mình trở nên bản lĩnh, tự tin giao tiếp tiếng Anh và “cool” hơn trong mắt bạn bè, đặc biệt hữu ích cho công việc của mình sau này!”

Hoạt động vui - học Tiếng Anh tại Viện Đào Tạo Quốc Tế NTT (NIIE). Ảnh: NIIE

Hoạt động vui – học Tiếng Anh tại Viện Đào Tạo Quốc Tế NTT (NIIE). Ảnh: NIIE

Là trong những đơn vị tiên phong trong việc xây dựng nên chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế với tư duy khác biệt và phương pháp giảng dạy tân tiến, NIIE chú trọng đến phát triển ngoại ngữ và kỹ năng mềm cho sinh viên ngay từ khi vừa nhập học. Sinh viên sẽ được làm bài kiểm tra tiếng Anh đầu vào, từ đó xây dựng phương pháp tiếp cận phù hợp và một lộ trình bài bản theo trình độ của từng sinh viên. Ví dụ ở các lớp cơ bản, nhà trường sẽ tập trung vào khả năng giao tiếp (Nghe – Nói), hai kỹ năng yếu nhất của sinh viên sau khi học xong chương trình phổ thông. Điều này sẽ giúp các bạn có thể nghe giảng và thuyết trình bằng tiếng Anh khi học các môn chuyên ngành Đại học. Đối với các cấp độ cao hơn, giảng viên sẽ tập trung vào tiếng Anh học thuật, hướng dẫn sinh viên các phương pháp viết bài luận, kỹ năng cần thiết để tham gia thi chứng chỉ quốc tế như IELTS và TOEIC.

Thầy Nguyễn Tuấn Anh, Viện trưởng NIIE chia sẻ “Việc học tiếng Anh sẽ được tập trung trong 1,5 năm đầu song song với các môn đại cương, đây là sự chuẩn bị cần thiết để các em có thể bước vào năm 2,3 với các môn chuyên ngành được giảng dạy 100% Tiếng Anh. Đến năm cuối, sinh viên hoàn toàn tự tin với vốn ngoại ngữ và kiến thức để có thể nộp đơn vào những doanh nghiệp đa quốc và khẳng định mình là những công dân toàn cầu trong thời kỳ hội nhập”.

Học tập tại NIIE giống như sống trong thế giới thu nhỏ với nhiều bạn bè quốc tế đến từ các quốc gia khác nhau. Ảnh NIIE

Học tập tại NIIE giống như sống trong thế giới thu nhỏ với nhiều bạn bè quốc tế đến từ các quốc gia khác nhau. Ảnh NIIE

Nguyễn Đình Anh Quân– một tấm gương điển hình trong việc vượt qua mặc cảm tiếng Anh để xuất sắc giành được học bổng trao đổi sinh viên với những trải nghiệm tuyệt vời tại Hàn Quốc. Anh Quân cho biết “Khi mình đang học năm 3, được sự động viên của các thầy cô, mình đã đăng ký làm tình nguyện viên cho chương trình “Đào tạo Doanh nhân Toàn cầu – GET (Global Entrepreneurship Program) do chính phủ Hàn Quốc và UNESCO tài trợ”. Kết thúc 1 tháng tập huấn, Anh Quân đã để lại ấn tượng sâu sắc cho các giáo sư Hàn Quốc bởi lòng nhiệt huyết, kiến thức hiểu biết và khả năng giao tiếp tiếng Anh – vốn là nỗi sợ hãi của bạn ấy trước đây. Suất học bổng đã làm thay đổi Quân và cả những bạn học khác “Tiếng Anh thật ra không khó, nếu bạn biết học đúng phương pháp và không ngừng nỗ lực. Mình may mắn vì chọn NIIE để “yêu lại từ đầu” với Tiếng Anh”

Anh Quân (áo xanh ngọc đứng thứ 2 từ trái sang) cùng các bạn bạn trẻ tình nguyện viên trong chương trình GET do chính phủ Hàn Quốc và UNESCO tài trợ. Ảnh NTTU

Anh Quân (áo xanh ngọc đứng thứ 2 từ trái sang) cùng các bạn bạn trẻ tình nguyện viên trong chương trình GET do chính phủ Hàn Quốc và UNESCO tài trợ. Ảnh NTTU

Ngoài chương trình học thiết thực, việc học đại học tại NIIE cũng như đang sống trong thế giới thu nhỏ với nhiều bạn bè quốc tế đến từ các quốc gia khác nhau như Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Anh. Mỗi bạn là cá thể riêng biệt với những tư duy và nền văn hóa độc đáo. Học tập và kết bạn cùng du học sinh quốc tế đã giúp các bạn trẻ NIIE có thể gia tăng vốn hiểu biết và trau dồi thêm khả năng giao tiếp tiếng Anh hàng ngày. Đó cũng chính là những “bài học” thực hành thiết thực hơn bất cứ sách vở giáo trình nào.

Có thể nói với thời đại 4.0, bạn trẻ được trao nhiều cơ hội để phát triển bản thân thông qua học tập. Sự thành công của bạn và xa hơn là khả năng thay đổi thế giới theo hướng tích cực phụ thuộc vào những gì chuẩn bị hôm nay. Và một trong những “nước đi” thông minh của công dân toàn cầu thế hệ mới là lựa chọn cho mình một môi trường học tập phù hợp, hội tụ các yếu tố và điều kiện để lĩnh hội tri thức. Tôi đã chọn đúng, còn bạn thì sao?

Để biết thêm chi tiết về chương trình học đào tạo chuyên ngành và Tiếng Anh, điều kiện xét tuyển, chính sách học bổng, thí sinh và phụ huynh gọi hotline: 0934 116 244 – 0938 116 244 – 19002039 (ext. 700) hay truy cập trang web: xettuyen.niie.edu.vn.

———————————————

VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ – ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH (NIIE)

EMBRACING THE WORLD FROM HERE

Địa chỉ: 458/3F Nguyễn Hữu Thọ, P. Tân Hưng, Q.7, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0934 116 244 / 0938 116 244

Email: niie@ntt.edu.vn