THUYẾT TRÌNH Ư? CHUYỆN NHỎ ẤY MÀ !Với nhiều bạn điều ớn nhất ở Đại học là những bài tập nhóm thức thâu đêm và những buổi thuyết trình dài lê thê không hồi kết? Nhưng với một số bạn khác thì thuyết trình chính là cách kiếm điểm “dễ như ăn kẹo” hay “cứu cánh”cho những tiết học buồn ngủ “muốn xỉu” đấy!Vậy điều gì làm nên một bài thuyết trình “vạn người mê”. Hãy cùng NIIE bỏ túi ngay những “bí kíp” dưới đây nhé và đừng quên chia sẻ cùng “500 anh em” những “mẹo” hay mà bạn “thu lượm” được nha!

 

1. Gây ấn tượng ngay màn mở đầu

Ông bà ta thường có câu “Đầu xuôi đuôi lọt” và trong thuyết trình cũng vậy. Có 1 mở đầu cuốn hút nghĩa là bạn đã tháng lợi ½ chặng đường. Dưới đây là 1 số tuyệt chiêu để có 1 mở đầu “xịn xò” nè:
Đặt ra những câu hỏi bất ngờ: Việc đặt câu hỏi sẽ có tác dụng kích thích tư duy cũng như trí tưởng tượng của người nghe. Bạn có thể đặt những câu hỏi đơn giản, có tính hài hước và nhắm đến chủ đề bạn muốn dẫn dắt. Đặc biệt, khi sử dụng “chiêu” này, đừng quên “gài” người-nhà trả lời để tránh tình huống “hỏi một đằng, trả lời một nẻo” nhé.
Kể một câu chuyện thú vị hay một tình huống hài hước: Đây được xem là một “mẹo” khá hiệu quả. Bạn có thể kể một câu chuyện thú vị hay một tình huống hài hước để thu hút người nghe. Tuy nhiên, nếu bạn không có năng khiếu gây cười thì tốt nhất hãy tránh xa cách thức này nhé!
Dẫn chứng số liệu thống kê: “Nói có sách, mách có chứng”, hãy dẫn chứng vài con số thống kê để thuyết phục người nghe ngay từ màn mở đầu.
Trích dẫn một câu nói: Mở đầu bằng cách trích dẫn một câu nói hay của một người nổi tiếng có liên quan đến chủ đề của bạn cũng là cách khiến luận điểm của bạn có “sức nặng” hơn đấy.
Nếu bạn không thể chọn được “chiêu” nào ở trên thì hãy cứ tự tin mở đầu bài thuyết trình theo cách riêng của bạn. Giọng nói dõng dạc, nụ cười thật tươi, cùng sự tự tin “ngút trời” sẽ giúp bạn “tỏa sáng” trên “sân khấu” đấy!
Vậy điều gì làm nên một bài thuyết trình “vạn người mê”. Hãy cùng NIIE bỏ túi ngay những “bí kíp” dưới đây nhé và đừng quên chia sẻ cùng “500 anh em” những “mẹo” hay mà bạn “thu lượm” được nha!

2. Trình bày ngắn gọn súc tích

Sự thật là chẳng ai muốn nghe một bài thuyết trình dài dằn dặc và “khô như ngói”. Vì thế hãy trình bày ngắn gọn, súc tích và ít chữ nhiều hình nhé!
Đặc biệt, áp dụng ngay nguyên tắc số 3 của Steven Jobs bởi theo ông : “Số 3 là con số quyền lực nhất trong giao tiếp. Danh sách của 3 điều gì đó luôn kích thích sự tò mò hơn là 2 và dễ nhớ hơn rất nhiều so với 22”. Chính vì thế, bài thuyết trình của Jobs luôn chia làm 3 phần, mỗi slide chỉ nên 3 ý, trung bình khoảng 40 chữ. Đặc biệt, bạn có thể “học lỏm” kỹ thuật “Twitter-friendly headline” (1 câu tóm tắt cho toàn bộ thông điệp bài thuyết trình) và lặp đi lặp lại nó nhiều lần trong suốt bài thuyết trình của bạn. Điều này sẽ giúp người nghe ghi nhớ nội dung và thông điệp của bài thuyết trình một cách dễ dàng.
Ngoài ra, một bài thuyết trình chuyên nghiệp cần có sự đồng nhất về màu sắc (nên sử dụng 2-3 màu), font chữ và hạn chế sử dụng hiệu ứng vì nó sẽ “ngốn” khá nhiều thời gian của bạn đấy. Hãy nhớ rằng “Simple is the best!”

 

3. Trình bày ngắn gọn súc tích

Không ai sinh ra đã có khả năng thuyết trình lưu loát, ngay cả với Jobs cũng vậy. Để có được những bài thuyết trình hoàn hảo mỗi lần ra mắt sản phẩm mới của Apple, trước đó ông phải trải qua hàng giờ luyện tập và chuẩn bị mọi thứ kỹ lưỡng nhất.
Việc luyện tập nhiều sẽ khiến bạn ghi nhớ từng chi tiết của slide, như vậy bạn sẽ không phải chăm chăm đọc slide nữa mà từ ngữ tự động “tuôn ra” khi đứng trước đám đông.
Ngoài ra, đừng quên chuẩn bị những câu hỏi có thể bị “chặt chém”. Viết sẵn câu trả lời để khi gặp bất cứ câu hỏi nào bạn cũng có thể dõng dạc và tự tin trả lời.

 

4. Tận dụng ánh mắt và ngôn ngữ cơ thể

Sau rất nhiều công sức chuẩn bị, đừng quên phần xuất hiện gây ấn tượng rất quan trọng đấy! Bạn không thể “hù dọa” người nghe bằng một khuôn mặt “chán như con gián” hay ánh mắt “xa xăm vời vợi”.
Hãy thể hiện sự hứng thú và đam mê của bạn với chủ đề thuyết trình bằng ánh mắt hào hứng nhất có thể. Đừng dán mắt vào một khu vực quá lâu, hãy bao quát khắp phòng. Với những phần quan trọng nhất hãy hướng ánh mắt đến người quan trọng nhất, ví dụ như giáo viên của bạn!
Cuối cùng, đừng đứng yên một chổ quá lâu, hãy di chuyển đôi chút và chú ý cử chỉ đôi tay. Trong thuyết trình, nếu đôi tay bị thừa ra sẽ rất thiếu chuyên nghiệp. Động tác tay tự nhiên và ổn định sẽ giúp cho bạn trình bày vấn đề một cách bình tĩnh hơn đấy!